Thêm nghiên cứu về liệu pháp hỗ trợ ngăn ngừa, điều trị ung thư từ thiên nhiên

VTV.vn - Từ năm 2014 đến nay, mỗi năm có từ 20 - 25 công trình khoa học được công bố về công dụng của Rg3 trong trị liệu các loại ung thư - Theo Pubmed.


Sâm Hàn Quốc lâu nay vẫn được biết đến như một loại thảo dược quý và hiếm. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, các nhà nghiên cứu ngày càng chứng minh được hiệu quả kỳ diệu của loại thảo dược quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người này. 

Bệnh viện Ung thư Trung ương Hàn Quốc mới đây đã thực hiện một thí nghiệm trên 902 cặp đối tượng (nhóm bệnh, nhóm chứng) có chung các tính trạng: tuổi, giới tính; nghề nghiệp, học vấn, mức thu nhập; ngày nhập viện. Kết quả cho thấy: Khi sử dụng các sản phẩm từ sâm, có thể hạn chế ung thư với 75% nhóm người có sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ sâm. Đáng lưu ý, sản phẩm tinh chế từ sâm hóa ra còn có tác dụng tốt hơn sâm tươi. Trong đó, nổi lên Ginsenoside Rg3 có trong hồng sâm tinh chế - là một trong hơn 32 loại Ginsenoside được nghiên cứu nhiều về tiền lâm sàng và lâm sàng trong điều trị ung thư.

Rg3 có các cơ chế phát triển thuốc/phương pháp trị liệu ung thư dựa trên việc tác động vào những đặc tính khác biệt của tế bào ung thư so với tế bào thường. Đó là bỏ qua sự chết tự nhiên apotosis; thay đổi về chuyển hóa dinh dưỡng; xâm lấn, di căn... Bên cạnh việc kích hoạt apoptosis, Rg3 có các tác dụng khác trong điều trị ung thư như tăng cường miễn dịch; ức chế xâm lấn, di căn; hạn chế hình thành mạch; hạn chế kháng thuốc và tăng tác dụng của hóa trị.

Các nghiên cứu cũng đã được mở rộng ra các quốc gia khác, đơn cử như tại Trung Quốc. Dựa trên danh sách quản lý bệnh nhân ung thư của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), các chuyên gia đã liên hệ phỏng vấn và theo dõi bệnh tình 1.446 nữ bệnh nhân trong độ tuổi từ 25 - 64 mắc ung thư vú trong thời gian gần 2 năm. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư vú từng sử dụng nhân sâm trước khi chẩn đoán giảm so với những bệnh nhân chưa từng sử dụng hồng sâm. Cụ thể: thời gian sống còn toàn bộ của những người từng sử dụng nhân sâm là 87,5%.

Trong một khảo sát khác được thực hiện tại 4 tỉnh ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã cho nhóm bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính, đối tượng nguy cơ mắc ung thư cao gấp 6 lần thông thường, sử dụng viên hồng sâm Hàn Quốc. Trong đó, 191 trường hợp dùng giả dược và 193 trường hợp sử dụng Rg3 có trong hồng sâm trong 3 năm liên tục.  Kết quả: 8 năm sau khi ra viện, tỷ lệ mắc ung thư ở nhóm sử dụng Rg3 chỉ là 8 trường hợp.

Một nghiên cứu tiềm năng về tác dụng của bột hồng sâm đối với miễn dịch sau phẫu thuật và tỷ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư dạ dày tiến triển ở Ủy ban hỗn hợp về Ung thư Hoa Kỳ cũng cho thấy: trong tổng số 42 bệnh nhân ung thư: 20 người sử dụng giả dược có 33,3% kéo dài sự sống trên 5 năm, 13 trường hợp có khối u quay trở lại. Trong khi đó, ở 22 bệnh nhân sử dụng bột hồng sâm, có đến 68,2% bệnh nhân kéo dài sự sống trên 5 năm và chỉ có 7 trường hợp có khối u quay trở lại.

Nguồn: https://vtv.vn/suc-khoe/them-nghien-cuu-ve-lieu-phap-ho-tro-ngan-ngua-dieu-tri-ung-thu-tu-thien-nhien-20191111212751015.htm

Tổng hợp nghiên cứu: https://btginvietnam.com.vn/hong-sam-rg3-ho-tro-dieu-tri-benh-ung-thu-1