HỒNG SÂM và HỒNG SÂM LÊN MEN - SỰ KHÁC BIỆT
Như chúng ta đã biết, Hồng sâm được ví như "tiên dược" , nhưng khi ăn, bao nhiêu phần trăm sẽ được hấp thụ và phát huy tác dụng đối với cơ thể con người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự khác nhau về quy trình sản xuất và khả năng hấp thụ vào cơ thể con người của hồng sâm và hồng sâm lên men được sản xuất theo công nghệ ECS.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT
- Quy trình sản xuất Hồng sâm:
- Quy trình sản xuất Hồng sâm lên men: Hồng sâm nguyên củ sẽ được tiếp tục trích ly, sau đó đem lên men với sự quản lý chặt chẽ về nhiệt độ và pH để có được sản phẩm lên men với hàm lượng saponins cao gấp đôi, bao gồm các ginsenosides đặc biệt dễ dàng hấp thu vào cơ thể con người.
KHẢ NĂNG HẤP THU
Nghiên cứu ngẫu nhiên trên người đã chỉ ra rằng: 37.5% số người thử nghiệm không có khả năng hấp thụ các hợp chất saponin vào cơ thể. 62.5% số người còn lại có khả năng hấp thụ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Công nghệ ECS (Enzymatic Control System) - Hồng sâm lên men giúp chuyển hóa thành công các ginsenosides khó hấp thu như Rb2, Rb1, Rc thành các ginsenosides đặc biệt như F1/F2/compound-K, O, Y,...), hoàn toàn phù hợp với cơ chế hấp thụ của con người. Chứng minh lâm sàng cho thấy 100% người thử nghiệm hấp thụ 98% các ginsenosides trong hồng sâm lên men.
Như vậy Hồng sâm lên men ưu thế hơn hẳn so với Hồng sâm thông thường. Công nghệ ECS cũng chính là công nghệ duy nhất trên thế giới hiện này có thể sản xuất trên diện rộng hơn 43 loại ginsenosides tinh khiết, ứng dụng trong sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác.